14/03/2019
“Quyền ánh sáng” cái tên toát lên đầy vẻ kỳ bí, khó hiểu nhưng lại là một “quyền năng” có sức mạnh vũ bão đủ khiến một cá nhân, một gia đình nhỏ có thể đương đầu lại với bất kỳ ai dù đó là nhà vô địch Premier League hay các công ty hùng mạnh.
Ngoài việc được sự cấp phép xây dựng của các Sở, Ban Ngành hay Chính quyền địa phương thì khái niệm “nhà tôi tôi xây” hay “đất nhà tôi tôi muốn làm gì thì làm” là điều không thể áp dụng đối với bất động sản tại Anh hoặc Mỹ khi trong luật pháp hiện hành đã quy định rất rõ: “nếu nhà đã hưởng ánh sáng tự nhiên từ 20 năm trở lên, gia chủ có quyền cấm xây dựng với những công trình che lấp ánh sáng”. Nói cách khác, khi chưa được sự cho phép của người chủ nhà, hàng xóm hoặc chủ xây dựng công trình quanh đó không thể tiến hành thi công nếu thiết kế của ngôi nhà sẽ chắn mất ánh sáng tự nhiên của căn nhà đối diện. Nếu chủ xây dựng cố tình phớt lờ và xây tiếp, có khả năng họ sẽ bị tòa án yêu cầu dỡ bỏ phần công trình chắn mất ánh sáng.
1. Từ bài học của đội bóng “tỷ phú áo xanh” Premier League tại Anh.
Đầu năm 2018, câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng Chelsea đã có kế hoạch tái kiến thiết sân vận động Stamford Bridge từ 41.000 chỗ ngồi hiện nay lên thành 60.000 chỗ với tổng giá trị dự án lên tới một tỷ bảng Anh.
Để làm được việc này, bên cạnh việc hoàn thành các thủ tục khắt khe, Chelsea đã phải vất vả vận động hành lang, đồng thời đưa ra một số để xuất đóng góp cho sự phát triển của địa phương để thuyết phục chính quyền sở tại. Theo đó, Chelsea hứa sẽ mở hầu bao ‘khủng’ của mình đầu tư thêm sáu triệu bảng Anh vào các chương trình giáo dục của quận và bảy triệu bảng vào việc sang sửa cơ sở hạ tầng khu vực. Bên cạnh đó, theo ước tính của Chelsea, sân vận động to lớn hơn của họ sẽ mang lại 16,3 triệu bảng Anh cho các cửa hàng, quán ăn và doanh nghiệp địa phương vì sẽ có tới 2,4 triệu người tới sân vận động mới mỗi năm. Ngoài ra, Chelsea cũng đồng ý bồi thường cho 50 ngôi nhà xung quanh sẽ bi ảnh hưởng bởi việc xây dựng dự án.
97.5 % là tỷ lệ đồng thuận của Thị Trưởng London, chính quyền địa phương và những hộ dân xung quanh, tưởng gì không có gì làm khó được đội bóng “không có gì ngoài tiền” này, tuy nhiên đến bây giờ dự án vẫn chưa thể triển khai vì “người hàng xóm khó tính” – gia đình Crosthwaites, gia đình sở hữu căn biệt thự tại hẻm Stamford Cottages đã 50 năm nhận được ánh sáng tự nhiên, cũng là gia đình duy nhất trong 50 hộ dân bị ảnh hưởng không chịu nhận đền bù. Ngay khi nghe tin về dự án, vào tháng 5 họ đã gửi đơn yêu cầu tòa án buộc câu lạc bộ Chelsea dừng xây dựng sân vận động đáng giá tỉ đô la. Lý do được đưa ra là: Thiết kế mới của sân vận động sẽ làm “ảnh hưởng nghiêm trọng tới ánh sáng ban ngày của căn nhà”. Sự không đồng thuận của nhà Crosthwaites cũng đồng nghĩa với việc công trình vẫn chưa thể khởi công xây dựng.
Ngôi nhà của gia đình Stamford Cottages (vị trí đỏ) với nguy cơ bị che khuất ánh sáng vĩnh viên khi dự án Sân vận động của Chealsea được kiến thiết lại. (Ảnh Googles Map)
Sau rất nhiều nỗ lực và số tiền đến bù được đưa ra lên đến 6 con số nhưng vẫn chưa đi đến hồi kết. Nếu như Chealsea nhờ đến quyết sách cuối cùng: sự tác động của chính quyền địa phương thì nhà Crosthwaites lại được bảo vệ bởi Công ước Nhân quyền Châu Âu và có vẻ như “màn đấu trí” giữa hai bên vẫn còn đi đường dài bởi quyền ánh sáng này.\
2. Đến “sắc lệnh ánh sáng” tại Mỹ
Vào năm 1984, thành phố San Francisco, thuộc tiểu bang Bắc Carolina (Mỹ) đã ban hành “Sắc lệnh Ánh sáng, theo đó thì mọi công trình có chiều cao hơn 12m và có bóng nắng che lấp các khu vực công cộng thuộc quản lý của Ủy ban Công viên và Giải trí sẽ bị cấm xây dựng, trừ phi được Ủy ban nhận định rằng bóng nắng không tạo ra vấn đề đáng kể.
Công trình Oceanwide Center sẽ che lấp nhiều quảng trường thành phố. San Francisco. Ảnh: Sfchronicle.
Cũng bằng sắc lệnh này, theo Sfchronicle, tháng 4.2018, thành phố San Francisco đã “thẳng tay” cho ngưng việc xây dựng tòa nhà thương mại có tên Oceanwide Center do bóng nắng của công trình cao 275m, rộng 18 ha này sẽ che phủ một công viên công cộng cách đó 10 tòa nhà trong vòng một tiếng ban ngày vào mùa thu và sẽ còn che phủ nhiều khu vực công cộng quanh đó phần lớn thời gian trong năm, ví dụ quảng trường Portmouth, quảng trường Jusin Herman và quảng trường Union.
Bóng của Oceanwide Center sẽ che ánh nắng tự nhiên của ít nhất 4 công viên xung quanh đó một khi tòa nhà được xây dựng.
Hai trường hợp trên là những ví dụ rõ nét nhất mình chứng cho việc cần thiết của một không gian sống, làm việc, vui chơi cần ánh sáng tự nhiên. Vượt lên cả là một nhu cầu, nó là một quyền thiết yếu như bao quyền khác để đảm bảo sức khỏe, giúp cân bằng tâm trạng và cảm xúc.
3. “Đặc quyền ánh sáng” trong không gian sống tại Ciputra
Những năm gần đây, sống xanh, sống gắn kết thiên nhiên đang là một xu thế của cư dân hiện đại để cân bằng và tận hưởng cuộc sống khi mà cuộc sống thị thành đang dần trở lên quá ngột ngạt với quỹ đất hạn hẹp và tòa nhà cao chọc trời. Ciputra đã thấy được giá trị của một cuộc sống thực sự thiên nhiên từ cách đây 20 năm khi bắt tay vào kiến tạo Ciputra Hanoi.
Những tòa căn hộ chỉ như để điểm xuyết “cho có” giữa mảng xanh trù phú tại Ciputra
Pháp luật Việt Nam tuy chưa có quy định về “ quyền ánh sáng” song Ciputra đã đi trước đón đầu và tự kiến tạo cho “lãnh địa ” của mình quyền năng này khi sở hữu quỹ đất đắt giá lên tới 300ha cận kề Hồ Tây, nơi được mệnh danh là “tấc đất tấc vàng”. Ciputra dành tới hơn 1/3 trên tổng quỹ đất để kiến tạo không gian xanh tương đương với 77ha cây và mặt nước, trong đó công viên lõi lên tới 25ha, các công viên lớn nhỏ hay con đường dạo bộ Ecopath rợp bóng cây dài 7km. Trong khi các bất động sản cao tầng khác “đua nhau” mọc lên san sát, với độ cao 35-40 tầng thì Ciputra vẫn giữ phong cách “một mình một kiểu” khi các tòa nhà có một độ cao chỉ 21 tầng, mặt sàn từ 6-10 căn/m2. Và đặc biệt, sự bố trí các phân khu và các tổ hợp tòa vô cùng hợp lý với khoảng cách đảm bảo thông thoáng để các căn đều được hưởng trọn vẹn ánh sáng và gió tự nhiên. Với những dự án khác, khách hàng mua sau sẽ chỉ còn lại những căn ở vị trí khuất ánh sáng và tầm nhìn, nhưng tại Ciputra, dù là những sự lựa chọn cuối cùng thì chủ nhân luôn yên tâm rằng ngôi nhà của mình luôn ngập tràn ánh sáng và tầm nhìn không giới hạn bởi mặc định họ được sở hữu “đặc quyền ánh sáng” riêng có và duy nhất tại đây.
Thiết kế biệt thự với các không gian mở, cửa kính rộng để đón tối đa ánh sáng tự nhiên.
Không chỉ là các mảng xanh trù phú, “đặc quyền ánh sáng” hay phong cách sống xanh tại Ciputra còn được thể hiện trong ngôn ngữ thiết kế. Các sản phẩm nhà ở cao cấp dù là căn hộ hay biệt thự luôn có sự gần gũi với thiên nhiên với không gian mở, hệ cửa kính rộng mở hay ban công lớn để đón tối đa ánh sáng tự nhiên vào trong nhà, giúp căn phòng luôn tươi sáng, ấm áp và tràn trề vượng khí.
Ciputra là khu đô thị quốc đầu tiên tại Hà Nội, cũng là khu đô thị xanh tiên phong đề cao những trải nghiệm, phong cách sống gần gũi thiên nhiên qua văn hóa sinh thái Eco Culture. Trong năm 2018, vượt qua những tiêu chí khắt khe nhất của hội đồng thẩm định quốc tế, Tòa căn hộ cao cấp mới nhất TheLINK345 Ciputra vinh dự được cấp chứng chỉ xanh toàn diện (Final Certificate) Tòa nhà xanh The Edge bởi tổ chức tài chính quốc tế IFC.