• Hotline: 1800 1088
  • Kết nối với chúng tôi:

Đầu tư bất động sản: Sức bật từ hạ tầng và bán lẻ!

14/12/2017

Đầu tư bất động sản: Sức bật từ hạ tầng và bán lẻ!


Theo đó, các hãng nghiên cứu uy tín này đều đánh giá: Các bất động sản nằm trên trục phát triển của hệ thống giao thông công cộng và hệ thống bán lẻ sẽ có tác động mạnh đến sự phát triển của thị trường bất động sản.
Trong bối cảnh tỷ lệ sở hữu ô tô cá nhân của người dân ngày càng tăng cao, giao thông thường xuyên tắc nghẽn, cả 3 đơn vị nghiên cứu đều đánh giá, giao thông công cộng sẽ trở thành xu thế tất yếu của tương lai, nhất là BRT và MRT(tàu điện ngầm). Khi đó, mô hình phát triển quanh điểm trung chuyển (gọi là TOD) sẽ trở thành chủ đạo với các hạng mục như nhà ở, văn phòng, bán lẻ, bến đỗ xe.
Tại nhiều quốc gia, mô hình này phát triển khá mạnh, làm thay đổi cấu trúc thị trường và có thể xoay trục được mặt bằng giá bất động tại các khu vực lân cận.
Theo ông Marc Townsend (Tổng Giám đốc Điều hành của CBRE Việt Nam), việc ra mắt hệ thống tàu điện ngầm sẽ mang đến nhiều lợi ích. Đặc biệt là sẽ giúp cải thiện khả năng tiếp cận của người dân với những khu vực làm việc, vui chơi giải trí và mua sắm mới. Kinh nghiệm từ các nước khác cho thấy dự án tàu điện ngầm sẽ có ảnh hưởng nhiều nhất lên giá trị BĐS. Việc phát triển các trạm tàu điện giúp mang lại diện mạo mới cho khu vực quanh đó, giá đất tăng, các dự án BĐS bùng nổ, các đơn vị bán lẻ và dự án văn phòng được dịch chuyển ra xa trung tâm hơn.
Về lý thuyết, một tòa nhà nằm gần trạm trung chuyển công cộng thường có giá thuê hoặc giá bán cao hơn so với những tòa nhà nằm xa hơn vì hệ thống giao thông công cộng tốt cho phép cư dân sống gần đó dễ dàng di chuyển đến các điểm quan trọng. Điều này đã được kiểm chứng tại một số quốc gia với giá bán nhà tại những nơi gần hệ thống giao thông công cộng có giá trị cao hơn từ 6 – 45%. Tại Hongkong, Bangkok, giá bất động sản quanh TOD tăng 10 – 32% so với các khu vực ở xa TOD.

Sức “nóng” từ khu vực Tây Bắc
Một trong những khu vực đang “nóng” lên nhiều nhất tại Thủ đô chính là khu vực phía Tây Bắc với sự chuẩn bị xuất hiện của tuyến Metro số 2 mới do Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội là chủ đầu tư và JICA là nhà tài trợ. Tuyến Metro số 2 của Hà Nội là tuyến đường sắt đô thị kết nối khu đô thị mới với khu vực đô thị trung tâm thành phố. Tuyến có tổng chiều dài 11,5km gồm 3 ga trên cao và 7 ga ngầm, điểm đầu là Nam Thăng Long – khu đô thị mới Ciputra, điểm cuối là nút giao trên phố Trần Hưng Đạo, đi qua các quận/huyện Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy, Ba Đình và Hoàn Kiếm.
Với vị trí là điểm đầu của tuyến Metro, theo các chuyên gia, Ciputra chính là một trong những dự án sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông này bởi lẽ những giá trị vượt trội của KĐT này như vị trí đắc địa, môi trường sống sinh thái và hệ tiện ích đẳng cấp sẽ còn được gia tăng theo cấp số nhân.
Như một xu thế tất yếu, sự xuất hiện của tuyến metro chắc chắn sẽ kéo theo sự hình thành của hệ thống các trung tâm thương mại lớn và cửa hàng bán lẻ. Chính vì vậy, với thực tế đã được chứng minh tại các quốc gia phát triển trên thế giới như Singapore, Hongkong, Bangkok, chắc chắn các khu vực “màu mỡ” xung quanh các bến Metro như KĐT Ciputra sẽ không thể “thoát khỏi tay” của các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới.
Chính vì thế, hiện các nhà đầu tư đang ráo riết săn lùng các cơ hội đầu tư mới tại dự án được xây dựng với hệ thống hạ tầng đồng bộ, khép kín hài hòa trong một không gian thiên nhiên xanh mát này. Tuy nhiên, theo thông lệ, các sản phẩm của Ciputra thường không được giới thiệu rộng rãi mà chủ yếu được giới thiệu qua các thông tin truyền tai. Theo các thông tin PV thu thập được, dự kiến trong thời gian tới, Ciputra có thể sẽ giới thiệu một dự án nhà ở thấp tầng mới nằm trên địa bàn quận Tây Hồ với số lượng chỉ hơn 100 căn với các diện tích từ 140m2 đến 396m2 với tên gọi Grand Gardenville Tây Hồ Residence.